Đang truy cập :
23
Hôm nay :
879
Tháng hiện tại
: 49903
Tổng lượt truy cập : 3721924
Áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm được nhận định là giải pháp tốt nhằm nâng cao năng lực nội sinh cho các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn (CNNT). Tuy nhiên việc áp dụng phương thức này trong thực tế đang gặp rất nhiều trở ngại.
Thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21/2/2017 của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, Cục Công Thương địa phương (CTĐP) tiếp tục rà soát, chỉnh sửa, bổ sung và thực hiện hiệu quả các quy định về khuyến công nhằm phát triển bền vững công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khu vực nông thôn gắn với bảo vệ môi trường.
(Chinhphu.vn) – Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 11 tháng năm 2017, cả nước có 116.045 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 1.131,8 nghìn tỷ đồng, tăng 14,1% về số doanh nghiệp và tăng 41,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016. Đây là con số đã vượt qua con số kỷ lục doanh nghiệp mới cao kỷ lục của năm 2016 (110.100 doanh nghiệp).
Trong những năm gần đây ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản của nước ta có những bước phát triển tích cực. Cả nước có hàng chục ngàn cơ sở thuộc các thành phần kinh tế với quy mô khác nhau, đã sản xuất nhiều chủng loại hàng hoá phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên với yêu cầu của thị trường, ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản của nước ta cần đầu tư nhiều hơn về công nghệ sản xuất, loại hình sản phẩm, … để nâng cao tỷ trọng công nghiệp chế biến trong sản xuất công nghiệp nói chung, trong tổng sản lượng sản xuất hàng hóa nói riêng.
Sáng nay (20/9), Bộ Công Thương tổ chức Lễ tôn vinh và trao Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2017 tại Cung Triển lãm Kiến trúc, quy hoạch xây dựng quốc gia, số 1 đường Đỗ Đức Dục, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Ngày 11/7, tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức thành công Hội nghị khuyến công 15 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2017. Chủ trì Hội nghị có đại diện Lãnh đạo Bộ Công Thương; đại diện Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương ông Ngô Quang Trung và Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế ông Nguyễn Thanh.
Sau nhiều năm thực hiện Nghị định số 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến công, hoạt động khuyến công đã và đang khẳng định được vai trò quan trọng trong khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT); góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
Hiện nay (ngày14/10/2016), công tác theo dõi tổng hợp cho thấy số lượng hồ sơ đề án Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, các tổ chức dịch vụ khuyến công đã ký hợp đồng với Cục Cục Công nghiệp địa phương (CNĐP) triển khai và tạm ứng kinh phí còn chậm so với yêu cầu, kế hoạch đề ra, ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện kế hoạch KCQG năm 2016.
Mới đây, tại thành phố Đà Nẵng, Cục CNĐP phối hợp với Sở Công Thương (SCT)thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tiếp cận hệ thống phân phối cho các cơ sở công nghiệp nông thôn trong chuỗi sự kiện Hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa và Hội chợ triển lãm Tự hào hàng Việt Nam. Phó Cục trưởng Cục CNĐP Đỗ Thị Minh Trâm và Phó Giám đốc Sở Công Thương tp.Đà Nẵng Nguyễn Thị Thúy Mai đồng chủ trì Hội nghị.
Chương trình khuyến công quốc gia theo Quyết định số 1288/QĐ-TTg sau hai năm triển khai thực hiện cho thấy: hoạt động khuyến công cả nước tiếp tục có chuyển biến tích cực, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới.
Tới đây (từ ngày 26/8 đến ngày 29/8) Bộ Công Thương sẽ tổ chức Chương trình vinh danh Nghệ nhân Nhân dân và Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ và Triển lãm - Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ năm 2016.
Sáng ngày 10/8/2016, Sở Công Thương tỉnh Gia Lai phối hợp với trường Cao Đẳng nghề Gia Lai khai mạc lớp tập huấn, sát hạch kiểm tra viên điện lực năm 2016 cho hơn 20 học viên là cán bộ, nhân viên của Công ty Cổ phần điện Gia Lai.
Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương) được giao là đơn vị đầu mối phối hợp với các cơ quan liên quan sẽ tổ chức Chương trình Lễ phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân - Nghệ nhân ưu tú” lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ và Triển lãm - Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ năm 2016.
Những năm gần đây, vai trò quản lý trong các doanh nghiệp ngày càng được quan tâm, đặc biệt là khâu quản lý nhân sự. Doanh nghiệp quản lý nhân sự tốt, khai thác các nguồn nhân lực hiệu quả sẽ tạo ra giá trị bền vững, thúc đẩy kinh doanh phát triển có hiệu quả.